Dấu hiệu bệnh gout – Nhận biết sớm để kiểm soát hiệu quả

Dấu hiệu bệnh gout – Nhận biết sớm để kiểm soát hiệu quả

Nội dung chính

Bệnh gout ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh gout sẽ giúp kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh gout và nguyên nhân gây bệnh

Gout là một dạng viêm khớp xảy ra do sự lắng đọng của tinh thể urat tại các khớp, gây viêm đau cấp tính. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, nhưng hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và ít vận động.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là tình trạng tăng acid uric trong máu. Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của purin, khi vượt quá mức đào thải sẽ hình thành tinh thể urat lắng đọng tại các khớp, gây đau nhức dữ dội.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout gồm:

  • Chế độ ăn uống giàu purin: Thực phẩm như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản và bia rượu làm tăng lượng purin, khiến acid uric trong máu tăng cao.
  • Yếu tố di truyền: Người có người thân mắc gout có nguy cơ cao hơn mắc bệnh do gen quy định khả năng chuyển hóa purin.
  • Béo phì và lối sống ít vận động: Thừa cân, béo phì và lối sống ít vận động làm giảm khả năng đào thải acid uric của cơ thể.
  • Suy giảm chức năng thận: Thận hoạt động kém dẫn đến giảm khả năng đào thải acid uric, gây tích tụ và hình thành bệnh gout.
Chế độ ăn uống giàu purin là nguyên nhân mắc bệnh gout
Chế độ ăn uống giàu purin là nguyên nhân mắc bệnh gout

2. Dấu hiệu bệnh gout chung thường gặp

Nhận biết các dấu hiệu bệnh gout ngay từ khi mới khởi phát giúp người bệnh nhanh chóng áp dụng biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

2.1. Cơn đau cấp tính đột ngột

Cơn đau gout xuất hiện bất ngờ, thường vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đau rất dữ dội, nóng bỏng, như bị dao cắt và thường tập trung tại một khớp nhất định, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Người bệnh rất khó chịu và không thể ngủ được khi cơn đau xảy ra.

2.2. Khớp sưng đỏ, nóng và đau nhức

Khớp bị gout thường sưng lên rõ rệt, vùng da xung quanh có màu đỏ và nóng khi chạm vào. Người bệnh cảm thấy đau nhói ngay cả khi cử động nhẹ. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần nếu không được điều trị kịp thời.

Khớp sưng đỏ, nóng và đau nhức là dấu hiệu bệnh gout
Khớp sưng đỏ, nóng và đau nhức là dấu hiệu bệnh gout

2.3. Hạn chế vận động

Do đau nhức và sưng tấy dữ dội, người bệnh thường gặp khó khăn khi vận động hoặc di chuyển. Các cử động thông thường như đi lại, cầm nắm trở nên khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

3. Triệu chứng bệnh gout theo từng giai đoạn

Các dấu hiệu nêu trên có thể không xuất hiện đồng thời mà qua từng giai đoạn của bệnh gout sẽ có các triệu chứng tương ứng như sau:

3.1. Dấu hiệu gout giai đoạn đầu (Tăng acid uric máu không triệu chứng)

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có nồng độ acid uric máu cao nhưng chưa xuất hiện cơn đau rõ rệt. Một số người có thể cảm thấy đau nhẹ thoáng qua vào buổi sáng. Để phát hiện bệnh ở giai đoạn này, cần thực hiện xét nghiệm máu để đo chỉ số acid uric.

Cơn đau gout ban đầu chỉ nhẹ thoáng qua vào buổi sáng
Cơn đau gout ban đầu chỉ nhẹ thoáng qua vào buổi sáng

Xem chi tiết: Biểu hiện gout cấp: Nhận biết sớm để tránh biến chứng

3.2. Dấu hiệu gout cấp tính (Cơn gout cấp)

Gout cấp tính xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm với cơn đau dữ dội tại các khớp như ngón chân cái. Khớp bị ảnh hưởng sẽ sưng đỏ, nóng, đau tăng dần trong 12-24 giờ đầu. Triệu chứng giảm dần nhưng dễ tái phát nếu không kiểm soát tốt.

3.3. Dấu hiệu gout tái phát

Các cơn đau gout tái phát thường xuyên hơn, khoảng cách giữa các lần cấp ngắn dần. Không chỉ ảnh hưởng đến ngón chân cái, gout còn lan rộng đến các khớp khác như cổ chân, đầu gối, cổ tay. Nếu không điều trị sớm, bệnh dễ gây tổn thương khớp vĩnh viễn.

3.4. Dấu hiệu gout mạn tính (Xuất hiện hạt tophi)

Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh xuất hiện các hạt tophi quanh khớp, dưới da như ngón chân, bàn tay, khuỷu tay. Khớp có thể bị biến dạng, đau nhức liên tục ngay cả khi không có cơn đau cấp tính, tăng nguy cơ tổn thương khớp, suy giảm chức năng vận động.

Xuất hiện hạt tophi là dấu hiệu gout ở giai đoạn mãn tính
Xuất hiện hạt tophi là dấu hiệu gout ở giai đoạn mãn tính

4. Cách phân biệt dấu hiệu gout với các bệnh viêm khớp khác

Tiêu chí Bệnh gout Viêm khớp dạng thấp Thoái hóa khớp
Khởi phát Đột ngột, dữ dội vào ban đêm Âm ỉ, kéo dài Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
Vị trí Ngón chân cái, cổ chân, đầu gối Nhiều khớp nhỏ (bàn tay, ngón tay) Khớp gối, cột sống, hông
Tính chất đau Đau nhói, bỏng rát, sưng tấy Cứng khớp buổi sáng, đối xứng hai bên Đau âm ỉ, tiếng lạo xạo khi cử động
Triệu chứng đi kèm Sưng đỏ, nóng rát, có thể có sốt nhẹ Biến dạng khớp, viêm toàn thân Không viêm, có teo cơ xung quanh

 

5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh gout có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến dạng khớp: Viêm và sưng kéo dài có thể dẫn đến biến dạng và mất khả năng vận động của các khớp.
  • Suy thận: Acid uric tích tụ trong thận có thể hình thành sỏi thận và gây suy thận cấp hoặc mãn tính.
  • Các bệnh tim mạch: Nồng độ acid uric cao kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Suy thận là một trong những biến chứng của bệnh gout
Suy thận là một trong những biến chứng của bệnh gout

Nếu nhận thấy các triệu chứng của gout như đau dữ dội, sưng đỏ, nóng khớp kéo dài hơn 2 ngày hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp.

6. Các biện pháp kiểm soát dấu hiệu bệnh gout hiệu quả

Việc điều trị bệnh gout cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm kiểm soát acid uric, giảm đau và ngăn ngừa tái phát bệnh.

6.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng, hải sản và đồ uống có cồn. Thay vào đó, nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu vitamin C để giúp giảm acid uric hiệu quả.

Bổ sung trái cây tươi và rau xanh vào thực đơn cho người bệnh gout
Bổ sung trái cây tươi và rau xanh vào thực đơn cho người bệnh gout

6.2. Tăng cường vận động hợp lý

Việc tập luyện đều đặn với cường độ vừa phải như đi bộ, yoga hoặc đạp xe sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe xương khớp. Đồng thời, vận động hợp lý còn hỗ trợ cơ thể trong việc đào thải acid uric dư thừa, giảm đáng kể nguy cơ tái phát cơn gout.

6.3. Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải tốt hơn lượng acid uric tích tụ. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể uống thêm các loại nước ép trái cây, nước khoáng hoặc trà thảo mộc để bổ sung khoáng chất và vitamin, hỗ trợ đào thải acid uric hiệu quả hơn.

6.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống và vận động khoa học, người bệnh gout nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược. Các sản phẩm như Thạch Giải Linh có thành phần tự nhiên, an toàn, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả và ổn định nồng độ acid uric trong máu, hạn chế bệnh gout tái phát.

Thạch Giải Linh hỗ trợ ổn định nồng độ acid uric trong máu
Thạch Giải Linh hỗ trợ ổn định nồng độ acid uric trong máu

Bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh gout và áp dụng các biện pháp kiểm soát đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN

0326 305 786

Câu hỏi tư vấn

Có thể bạn quan tâm

Bị gout nên ăn rau gì? Danh sách rau an toàn và cách ăn đúng

Bệnh gút có ăn được quả na không?

Bệnh gút có ăn được quả hồng không?

Bệnh gout có ăn được quả bơ không?

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 7 loại quả nên đưa vào thực đơn

Tại sao người bệnh gout không nên uống rượu bia?

Bị gout không nên ăn rau gì?

Bệnh gút không nên ăn quả gì?

Những món người bệnh gout nên và không nên ăn

Người bị gout không nên ăn gì? Danh sách những thực phẩm cần tránh