Bệnh gout có ăn được quả bơ không?

Bệnh gout có ăn được quả bơ không?

Nội dung chính

Bệnh gout có ăn được quả bơ không? Đây là băn khoăn phổ biến của nhiều người đang điều chỉnh chế độ ăn để kiểm soát cơn đau khớp. Bơ được biết đến là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạch và chống viêm, nhưng liệu có thực sự phù hợp với người bị gout? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tác động của quả bơ đến bệnh gout và cách sử dụng hợp lý.

Người bệnh gout có ăn được quả bơ không?

Bơ chính là một loại quả rất tốt cho người bị gout. Thành phần quả bơ không chứa purin, một chất khi chuyển hóa sẽ tạo thành acid uric trong cơ thể. Vì vậy, việc ăn bơ không trực tiếp làm tăng nồng độ acid uric, tức là không gây ra hoặc làm nặng thêm cơn gout như nhiều người lo ngại.

Bơ chính là một loại quả rất tốt cho người bị gout
Bơ chính là một loại quả rất tốt cho người bị gout

Ngoài ra, bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp kiểm soát mỡ máu và hỗ trợ chức năng tim mạch. Một số hợp chất trong bơ như vitamin E, carotenoid và phytosterol còn có tác dụng kháng viêm tự nhiên, có lợi cho người bị viêm khớp nói chung.

Tuy nhiên, bơ lại có hàm lượng calo khá cao. Nếu ăn quá nhiều, đặc biệt trong thời gian dài, có thể dẫn đến tăng cân. Tốc độ thay đổi cân nặng càng tăng thì nồng độ acid uric trong máu càng có nguy cơ tăng cao. Do đó, người bị gout nên ăn bơ nhưng cần kiểm soát lượng ăn hợp lý.

Cách ăn bơ đúng cho người bị gout

Để tận dụng lợi ích từ quả bơ mà không ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát gout, người bệnh nên sử dụng bơ một cách điều độ và sáng tạo trong chế độ ăn hàng ngày.

Khẩu phần: nên ăn khoảng một phần tư đến nửa quả bơ mỗi lần để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể

Kết hợp thực phẩm:

  • Có thể ăn trực tiếp bằng cách nêm một chút với muối hoặc tiêu để tăng hương vị. 
  • Một cách đơn giản khác là phết bơ lên bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì nướng thay cho các loại mứt ngọt.
  • Cắt lát bơ cho vào salad rau xanh, trộn cùng trứng luộc hoặc dùng trong bữa sáng cùng sữa chua không đường.
  • Nếu muốn thay đổi khẩu vị, có thể xay bơ thành sinh tố loãng hoặc làm sốt ăn kèm món hấp.
Cắt lát bơ cho vào salad rau xanh dùng trong bữa sáng
Cắt lát bơ cho vào salad rau xanh dùng trong bữa sáng

Lưu ý:

  • Không nên thêm đường, sữa đặc hay dùng kèm với các món ngọt, vì dễ làm tăng năng lượng nạp vào.
  • Dầu bơ cũng có thể dùng trong nấu ăn nhưng giá trị dinh dưỡng sẽ không bằng khi ăn trực tiếp quả bơ tươi. Vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng bơ nguyên trái với khẩu phần phù hợp và tần suất vừa phải.

Gợi ý các loại hoa quả tương tự bơ tốt cho người bị gout

Bên cạnh bơ, người bị gout vẫn có thể bổ sung nhiều loại hoa quả khác vào chế độ ăn để hỗ trợ kiểm soát acid uric và tăng cường sức khỏe xương khớp. Những loại trái cây này vừa giàu dinh dưỡng, vừa không làm tăng acid uric trong máu nếu sử dụng đúng cách.

  • Dưa hấu: Giàu nước, giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ quá trình đào thải acid uric qua đường tiểu.
  • Táo: Cung cấp chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa và không làm tăng acid uric.
  • Cam, chanh, ổi: Giàu vitamin C tự nhiên, có khả năng hỗ trợ đào thải acid uric và tăng sức đề kháng.
  • Cherry: Chứa anthocyanin giúp giảm viêm và hỗ trợ phòng ngừa cơn gout cấp tái phát.
  • Dâu tây: Ít đường, giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm và bảo vệ khớp.
Dưa hấu dâu tây cũng là loại quả tốt cho người bệnh gout
Dưa hấu dâu tây cũng là loại quả tốt cho người bệnh gout

Những loại trái cây này nên được ăn tươi, không thêm đường hay các chất tạo ngọt, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống điều độ để đạt hiệu quả kiểm soát bệnh tốt nhất.

Xem thêm: Bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

Một số cách tự nhiên giúp giảm nhẹ cơn đau gout cấp

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, người bị gout có thể áp dụng thêm một số biện pháp tự nhiên để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng trong những đợt bùng phát.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cơ thể đủ nước và hỗ trợ thận đào thải acid uric hiệu quả hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể linh hoạt, nhưng nên dành thời gian nghỉ ngơi khi có cơn đau. Các hoạt động có tác động thấp như đạp xe hoặc bơi lội có thể phù hợp hơn trong giai đoạn này.
  • Tránh tập luyện cường độ cao hoặc mang vác nặng vì có thể gây áp lực lên các khớp đang bị viêm.
  • Có thể thư giãn bằng cách ngâm chân hoặc tắm với muối Epsom, hoặc tắm nước lạnh nếu khớp bị sưng nóng. Không nên tắm nước nóng khi khớp đang viêm nặng.
  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm luân phiên vào vùng bị đau từ hai đến ba lần mỗi ngày.
Nước ép cherry chua hỗ trợ giảm đau và viêm khớp 
Nước ép cherry chua hỗ trợ giảm đau và viêm khớp

Ngoài ra, một số nguyên liệu và thực phẩm tự nhiên được cho là có lợi trong việc hỗ trợ giảm đau và viêm gồm có: cherry hoặc nước ép cherry chua, vitamin C, magie, bột sữa tách béo, gừng, nước ấm pha giấm táo cùng chanh và nghệ, hạt cần tây, trà lá tầm ma, trà bồ công anh hoặc chiết xuất, hạt kế sữa, chiết xuất bromelain, chiết xuất lá ổi, dầu cá, trà hibiscus.

Đối với thắc mắc “bệnh gout có ăn được quả bơ không”, câu trả lời là có, miễn là kết hợp hợp lý cùng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, việc bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ và áp dụng một số biện pháp tự nhiên cũng giúp kiểm soát cơn đau gout hiệu quả hơn, hạn chế tái phát và nâng cao chất lượng sống.

Tham khảo:

https://www.webmd.com/arthritis/ss/slideshow-gout-diet 

https://www.healthline.com/health/gout/avocado-and-gout

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN

0326 305 786

Câu hỏi tư vấn

Có thể bạn quan tâm

Bị gout nên ăn rau gì? Danh sách rau an toàn và cách ăn đúng

Bệnh gút có ăn được quả na không?

Bệnh gút có ăn được quả hồng không?

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 7 loại quả nên đưa vào thực đơn

Tại sao người bệnh gout không nên uống rượu bia?

Bị gout không nên ăn rau gì?

Bệnh gút không nên ăn quả gì?

Những món người bệnh gout nên và không nên ăn

Người bị gout không nên ăn gì? Danh sách những thực phẩm cần tránh

Vì sao triệu chứng gout ở nam phổ biến hơn nữ?